Nguồn: https://hapackco.com/tu-van/giay-carton-la-gi.html
1. Khái niệm giấy carton là gì?
Giấy carton là thành phần để tạo ra các loại thùng carton đóng gói các loại sản phẩm trong quá trình vận chuyển cũng như lưu trữ. Hiện có rất nhiều loại giấy carton những loại phổ thông nhất và được sử dụng nhiều nhất chính là carton sóng. Chính vì vậy trong bài viết này chúng tôi sẽ chỉ nói về carton sóng.
Giấy carton hay được gọi các tên khác như carton sóng, bìa giấy carton. Loại giấy này được cấu tạo bởi 2 loại giấy thường và giấy sóng. Loại giấy mỏng nhất là 2 lớp, tiếp đó là các loại giấy 3 lớp, 5 lớp, 7 lớp và cao nhất là 9 lớp.
2. Cấu tạo giấy carton
Cấu tạo của giấy carton là một kết cấu có thể nói là thần kì. Bởi chỉ từ những từ giấy mỏng và đơn giản nhưng nhờ cấu tạo đặc biệt đã giúp trở thành những sản phẩm có độ cứng và đồ bền cao.
2.1 Thành phần cấu tạo của giấy carton
Giấy carton được hình thành chủ yếu từ 3 thành phần chính. Đó là giấy, Polyethylene và nhôm.
2.1.1 Thành phần giấy trong carton
Giấy trong carton là loại giấy thường được chế tạo từ bột gỗ tự nhiên hoặc tái chế từ các loại giấy khác. Đây là thành phần có tỷ lệ cao nhất trong tất cả các thành phần của giấy carton.
Giấy để làm giấy carton cần xử lý rất kỹ để tránh các loại tạp chất ảnh hưởng đến tính chất của thùng carton. Bên cạnh đó giấy cũng được chia loại từ thông thường đến cao cấp với quá trình xử lý khác nhau.
2.1.2 Polyethylene
Polyethylene là một loại nhựa dẻo thường được gọi tên tiếng Việt là PE hay Polyetylen. Dây là chất nhựa hữu cơ được chế biến từ phản ứng trùng hợp.
Polyethylene có tính chất cơ học khá đặc trưng giúp tạo độ cứng và độ dẻo cho các loại giấy carton. Nhờ đó góp phần tạo nên độc ứng cũng như độ bền của thùng carton.
Tỷ lệ Polyethylene trong giấy carton cũng khá thấp, tuy nhiên chưa phải là thấp nhất. Tỷ lệ của chất này sẽ tùy vào tính chất thùng carton cho các môi trường cụ thể.
2.1.3 Nhôm
Nhôm là một kim loại mà tất cả mọi người đều biết đến, nó rất dễ bị oxi hóa khi ở dạng đơn chất và không gây hại môi trường. Tuy nhiên sự xuất hiện của kim loại này trong giấy carton lại gây bất ngờ cho mọi người và không hiểu chức năng của nó là gì?
Nhôm có tỷ lệ rất thấp trong việc sản xuất giấy carton. Với số lượng cực ít trong giấy carton nhôm giúp giấy carton có khả năng chống ăn mòn tốt. Bên cạnh đó nó còn giúp cho thùng carton không bị nhiễm từ và không bốc cháy tại nhiệt độ thường.
2.2 Cấu trúc của giấy carton
Nhìn chung cấu trúc của giấy carton thông thường được chia theo độ dày của giấy. Cấu trúc của giấy carton được sắp xếp đều có thứ tự cố định. Ngoài ra cấu trúc của giấy carton cũng dựa vào tỷ lệ của thành phần tạo lên giấy carton.
2.2.1 Cấu trúc chung theo độ dày của giấy
Cấu trúc chung của giấy carton sẽ là một lớp giấy thường tiếp đó là 1 lớp giấy sóng. Tùy vào số lớp người sử dụng muốn mà giấy sẽ có độ dày khác nhau.
Cấu trúc của giấy carton sẽ phụ thuộc vào các lớp sóng khác nhau. Hiện nay có 4 loại sóng carton được dùng phổ biến đó là sóng A, B, C và E. Mỗi loại sóng sẽ có tính chất khác và tạo nên những khả năng khác nhau có thùng carton.
Khi kết hợp các loại sóng với nhau chúng ta cũng sẽ có được những tính chất và khả năng đặc biệt giúp đóng gói hiệu quả hơn.
2.2.2 Các loại sóng phổ biến và tính chất của chúng gồm:
Sóng A: Có độ cao khoảng 4.7 mm với số bước sóng trên mỗi 30 cm giấy là 33 bước sóng. Sóng A là loại sóng có khả năng phân tán lực trên toàn bộ bề mặt giấy rất tốt.
Sóng B: Có độ cao khoảng 2.5 mm với số bước sóng trên mỗi 30 cm giấy là 47 bước sóng. Với sóng B thì giấy carton sẽ có tính chất chịu được lực xuyên thủng cao.
Sóng C: Sóng C có độ cao 3.6 mm với số bước sóng trên mỗi 30 cm giấy là 39 bước. Giấy sóng C có độ cao ở giữa sóng A và sóng B nên có được cả hai tính chất của hai loại sóng trên. Tuy nhiên mức độ chịu lực và phân tán lực không được như sóng A và sóng B.
Sóng E: Sóng E là sóng thấp nhất trong 4 loại sóng với độ cao 1.5 mm. mỗi 30 cm giấy có 90 bước sóng. Khả năng chịu lực tốt, tuy nhiên sản phẩm rất mỏng nên chỉ phù hợp đóng gói sản phẩm nhẹ.
2.2.3 Tỷ lệ các thành phần ảnh hưởng tới cấu trúc của giấy carton
Như đã nói ở trên chúng ta sẽ thấy được tỉ lệ thành phần của carton cần chuẩn xác để tạo ra sản phẩm tốt nhất. Cụ thể:
Tỉ lệ thành phần giấy carton thông thường: Thông thường tỷ lệ của hầu hết các loại giấy carton đều có tỉ lệ cố định như sau:
- Giấy: 74%
- Polyethylene: 22%
- Nhôm: 4%
Với tỉ lệ này thì giấy carton chỉ có thể chịu được ở nhiệt độ và môi trường thông thường. Còn trong trường hợp cần lưu trữ sản phẩm trong môi trường khác thì tỉ lệ các thành phần sẽ thay đổi.
Tỷ lệ thành phần giấy carton trong môi trường nhiệt độ thấp: Trong môi trường nhiệt độ tăng lên thì chúng ta sẽ có tỷ lệ giấy tăng lên và giảm tỷ lệ Polyethylene.
- Giấy: 80%
- Polyethylene: 20%
- Nhôm: 40%
3. Phân loại giấy carton
Giấy carton sóng chủ yếu được phân loại dựa trên cấu trúc số lớp. Như vậy chúng ta sẽ có carton 3 lớp, carton 5 lớp, carton 7 lớp và các loại carton khác.
3.1 Giấy carton 3 lớp là gì?
Giấy carton 3 lớp là sản phẩm giấy carton được cấu tạo từ 3 lớp giấy. Trong đó có 2 lớp giấy thường và 1 lớp giấy sóng. Lớp giấy thường sẽ được chọn chất lượng giấy tùy vào nhu cầu của khách hàng. Giấy sóng sẽ là 1 trong 4 loại sóng phổ biến trên.
Thông thường giấy carton 3 lớp được sử dụng để sản xuất thùng carton đóng gói các sản phẩm nhẹ hoặc có trọng lượng vừa phải. Đối với các sản phẩm nặng hơn sẽ cần phải sử dụng các loại carton dày hơn.
Hiện nay, thì thùng carton 3 lớp sóng B và sóng C đang được sử dụng phổ biến nhất. Tại Hapackco cũng có những sản phẩm thuộc 2 loại sóng này. Đó là hộp carton size 20x15x10 cm sóng B và size 35x25x20 cm sóng C.
3.2 Giấy carton 5 lớp là gì?
Giấy carton 5 lớp là sản phẩm được cấu tạo bới 5 lớp giấy. Trong đó 3 lớp giấy thường với 2 lớp trong và 1 lớp giấy mặt ngoài mịn và đẹp. 2 lớp giấy sóng thường sẽ được xen kẽ 1 lớp giấy sóng cao và 1 lớp sóng thấp như AB hay BC.
Ngoài ra tùy theo tính chất của thùng carton mà các lớp sóng sẽ được kết hợp sao cho phù hợp nhất. Một số trường hợp thường thấu như sóng BE hay AC. Với độ dày gần gấp 2 lần của carton 5 lớp thì khả năng bảo vệ đồ vật của nó cũng cao hơn nhiều.
Kết cấu của giấy carton 5 lớp thường sẽ là lớp sóng cao sẽ ở bên trong để phân tán lực từ sản phẩm lên thành hộp. Lớp sóng thấp sẽ được xếp ở bên ngoài để có thể cản các lực tác động từ bên ngoài vào bên trong.
Giấy carton 5 lớp thường được dùng sản xuất các thùng carton đóng gói sản phẩm lớn và trọng lượng nặng như nội thất, máy móc…
3.3 Giấy carton 7 lớp là gì?
Giấy carton 7 lớp là loại giấy carton được cấu tạo từ 7 lớp giấy. Trong đó có 3 lớp giấy sóng và 4 lớp giấy thường.
Lớp giấy sóng của carton 7 lớp phổ biến nhất hiện nay là BCE. Ngoài ra cũng có những cách kết hợp sóng khác nhưng rất hiếm thấy.
Giấy carton 7 lớp thường được dùng để làm đồ handmade như nội thất carton hoặc dựng một số mô hình bằng carton.
Bên cạnh đó giấy carton 7 lớp cũng được dùng để sản xuất thùng carton với mục đích vào vệ các sản phẩm tốt nhất trong vận chuyển.
3.4 Một số loại giấy carton khác
Ngoài 3 loại giấy trên thì còn 2 loại giấy carton mà ít người để ý đến. Đó là giấy carton 2 lớp và carton 9 lớp.
Tương tự như bên trên ta sẽ hiểu được carton 2 lớp sẽ được tạo từ 2 lớp giấy với 1 lớp giấy thường và 1 lớp giấy sóng. Còn giấy carton 9 lớp sẽ được cấu tạo gồm 4 lớp giấy sóng và 5 lớp giấy thường.
Giấy carton 2 lớp sẽ không được dùng để sản xuất thùng carton. Chúng thường được sử dụng để làm tấm lót hàng hoặc bọc hàng để bảo vệ bổ sung trước khi đóng gói sản phẩm bằng thùng carton.
Về giấy carton 9 lớp thì tại Việt Nam hầu như là không sản xuất sản phẩm này. Một vài nơi trên thế giới sản xuất sản phẩm carton này để phục vụ một số ngành đặc thù.
4. Quy trình sản xuất giấy carton tấm
Quy trình sản xuất giấy carton khá đặc biệt với nhiều công đoạn khác nhau. Cùng hapackco tìm hiểu kỹ từng bước của quy trình này ngày sau đây:
4.1 Chọn nguyên liệu đầu vào
Việc chọn nguyên liệu đầu vào là vô cùng quan trong cho quy trình sản xuất. Bởi nguyên liệu tốt mới có thể giúp chúng ta tạo ra những sản phẩm chất lượng nhất.
Thông thường việc nhập nguyên liệu đầu vào sẽ có 2 kiểu. Một là các xưởng sản xuất tự sản xuất giấy cho mình. Và thứ hai là các công ty sẽ nhập giấy về sau đó mới tiến hành dập sóng và sản xuất.
Những đơn vị lớn có thể sản xuất giấy tại Việt Nam còn khá ít và lẻ tẻ. Và hầu hết các đơn vị sẽ nhập nguyên liệu về để đảm bảo chất lượng giấy.
Tại Hapackco cũng vậy, chúng tôi nhập khẩu giấy mặt ngoài và giấy để chạy sóng từ các thị trường nổi tiếng. Đó là thị trường như Hàn , Thái Lan để đáp ứng được nhu của khách hàng. Còn giấy mặt trong thì nhập khẩu tại trong nước từ những nhà máy sản xuất giấy lớn.
4.2 Chạy giấy sóng
Bước thứ 2 là chạy giấy sóng. Giấy sóng sẽ chạy theo yêu cầu của khách hàng. Việc chạy giấy sóng cần giám sát và kiểm tra thật kỹ để tránh xảy ra sai sót.
Bởi nếu xảy ra sai sót thì cả đống giấy nguyên liệu sẽ bị bỏ đi do nát hoặc dập sai sóng.
Giấy sóng sẽ được cho vào máy dập sóng. Sau đó cài đặt để có thể cho ra các lớp giấy sóng như sóng A, B, C và E.
4.3 Cán lớp mặt
Bước 3 là bước cắn các lớp giấy mặt lên trên giấy sóng cũng như kế hợp các lớp sóng vào với nhau để tạo ra carton nhiều lớp.
Với bước này các lớp giấy carton sẽ được liên kết lại với nhau. Lực liên kết giữa cá lớp giấy rất quan trọng. Liên kết này sẽ càng chắc chắn nếu thành phần giấy mặt min và các sợi con của giấy sóng có bề mặt tiếp giáp tốt.
Liên kết giữa các lớp chính là liên kết hydro rất chắc chắn giúp các lớp carton bền và tạo thành 1 khối nhất thể. Máy cán lớp mặt sẽ làm việc nhanh chóng để tạo ra những tấm giấy carton đạt tiêu chuẩn cao.
4.4 Cắt giấy
Sau khi giấy carton đã được sản xuất thì sẽ tiến hành cắt giấy thành khổ như ý để sử dụng. Hoặc cho luôn sang máy tạo thùng carton.
Như vậy với 4 bước đơn giản thì giấy carton đã được ra đời để phục vụ cho cuộc sống hàng ngày lần này.
5. Quy trình tái chế giấy carton
5.1 Thu gom giấy phế liệu
Tất cả các loại giấy phế liệu sẽ được thu gom từ nhiều nguồn khác nhau. Sau đó số lượng giấy đó sẽ được đóng thành từng kiện và trở đến các nhà máy tái chế giấy carton.
5.2 Nghiền giấy thành bột
Giấy phế liệu sẽ được cho vào máy nghiền nát và trộn với nước trong máy xay. Quá trình trộn này giúp tách các sợi giấy ra khỏi nguyên liệu polyethylene và nhôm.
Tiếp đó các sợi giấy sẽ được lọc tiếp để tách hết các tạp chất khác ra ngoài. Sau đó các bột giấy sẽ được đưa vào máy tạo giấy cuộn.
5.3 Làm thành giấy cuộn
Các bột giấy được xử lý kỹ sẽ được tiến hành cho vào máy tạo giấy cuộn. Giấy cuộn sẽ được tạo ra và cuộn thành từng cuộn để chế biến thành giấy carton.
5.4 Bắt đầu các quy trình sản xuất giấy carton như trên
Sau khi sản xuất giấy cuộn thì giấy cuộn sẽ được cho vào tiến hành chạy sóng, cán giấy mặt để tạo thành giấy carton.
6. Ưu điểm và nhược điểm của giấy carton
6.1 Ưu điểm của giấy carton
Dễ cắt, chỉnh linh hoạt: Giấy carton rất dễ cắt thành từng khổ, từng mảnh để dễ sử dụng. Từ đó tạo ra nhiều kiểu lắp ghép khác nhau. Cụ thể có carton dán, carton đóng ghim và carton gài.
Giá thành rẻ: Với nguyên liệu là giấy nên giấy carton rất rẻ giúp người sử dụng tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều so với việc sử dụng những nguyên liệu gói hàng khác.
Khả năng chịu lực cao: Sản phẩm giấy carton được tạo ra với cấu trúc đặc biệt từ những lớp sóng giấy. Nhờ vậy khả năng phân tán lực tốt và khả năng chịu bục và lực tác động cao.
Đa dạng về mẫu mã, màu sắc: Carton có bề mặt giấy ngoài mềm mịn, dễ cắt ghép nên mẫu mã rất đa dạng. Việc in ấn lên mặt giấy carton cũng rất dễ dàng. Nhờ đó hình ảnh, màu sắc đa dạng, phong phú và đẹp mắt.
Nhỏ gọn và rất nhẹ: Trong lượng của carton nhẹ có thể gấp và mở linh hoạt giúp việc vận chuyển và lưu trữ trở nên dễ dàng hơn.
Bảo vệ tốt mọi loại sản phẩm: Sản phẩm thùng carton có thể chịu được lực tác động, tránh ánh nắng mặt trời, tránh được từ giúp bảo vệ sản phẩm nguyên vẹn.
6.2 Nhược điểm của giấy carton
Không lưu trữ được trong thời gian lâu: Giấy carton khó có thể lưu trữ được lâu vì giấy dễ phân hủy khi gặp không khí ẩm. Bên cạnh đó giấy carton cũng rất dễ bị mủn hoặc mọt khi để thời gian lâu.
Dễ cháy: Nếu bảo quản thùng carton ở những khu vực có nhiệt độ cao thì thùng carton rất dễ cháy.
Kị nước: sản phẩm giấy carton rất kị nước. Khi gặp nước lập tức giấy sẽ nhũn ra và các liên kết giữa các thành phần lập tức tách rời nhau.